Tác Dụng Của Kẽm Với Da

Zinc (Kẽm) là một khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt cần cho sự tăng trưởng của tế bào, khả năng miễn dịch, sinh sản và cả làn da. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin về tác dụng của kẽm với sức khoẻ. Vậy còn việc sử dụng Zinc trong skincare? Có phải chỉ da mụn mới cần đến thành phần này? Có lưu ý gì đặc biệt trong quá trình dùng?

Để Twins giải đáp cho bạn ngay nha.

Bạn đang xem: Tác dụng của kẽm với da


Có gì trong bài viết này


Tác động mạnh mẽ của kẽm lên da mụnMột số tác dụng khác của kẽmCác lưu ý quan trọng khi dùng kẽm2 loại kẽm phổ biến trong mỹ phẩm

Một số thông tin cơ bản về kẽm

Trong hoá học, kẽm là một nguyên tố kim loại lưỡng tính. Về mặt sinh học, kẽm là một khoáng chất thiết yếu cần cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương, hỗ trợ tổng hợp và tăng trưởng DNA/Protein.

Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ. Đó cũng là lý do vì sao kẽm được gọi là khoáng chất “vi lượng”. Tuy nhiên, cơ thể không thể tạo ra kẽm và cần được bổ sung từ chế độ ăn uống hằng ngày. Bạn cũng nên lưu ý về vấn đề này. Bởi thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến làn da và sức khoẻ. Bao gồm tăng trưởng chậm, chán ăn, rụng tóc, da khô ráp, mụn trứng cá, vết thương chậm lành, khứu giác kém, tiêu chảy và buồn nôn.

Có thể bạn chưa biết, da là mô có nhiều kẽm thứ ba trong cơ thể (cơ xương 60%, xương 30%, gan 5% và da 5%). Trong đó, lớp thượng bì sẽ chứa nhiều Zn nhất so với các lớp bên dưới da. Đọc là thấy kẽm và da cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau đúng không nè. Vậy rốt cuộc kẽm có thể làm được gì cho da? Mời bạn đọc tiếp phần dưới nhé!

Tác động mạnh mẽ của kẽm lên da mụn

Thật ra, cơ chế chính xác của kẽm trong điều trị mụn vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, qua những thí nghiệm lâm sàng từ trước đến nay. Người ta nhận thấy kẽm đặc biệt hiệu quả với các tác động sau:

Xử lý nhiễm trùng

Kẽm là một thành phần vô cùng hữu ích đối với mụn viêm. Cả trong việc dùng riêng lẻ hoặc dùng như một chất bổ trợ. Điều này là do kẽm có khả năng tăng cường chức năng của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.

Twins sẽ giải thích ở đây một chút. Đằng sau một phản ứng viêm (ví dụ như mụn viêm) là một “cuộc chiến”. Giữa những tế bào thuộc hệ miễn dịch của da và vi khuẩn. Trong đó, bạch cầu đa nhân trung tính sẽ có nhiệm vụ “đánh nhau” với vi khuẩn. Kết thúc quá trình đó, bạch cầu đa nhân trung tính thường sẽ già hoặc chết đi trở thành tế bào mủ (mủ trên những nốt mụn viêm cũng từ đây mà ra).

Còn đại thực bào là tế bào lớn “ăn” các tế bào gây hại cho da. Cụ thể “dọn sạch” tế bào mủ và cả những loại vi khuẩn mà bạch cầu đa nhân trung tính tiêu diệt không hết. Hiện tượng nốt mủ khô đi cũng có thể là do quá trình này.

*

Nguồn ảnh: Health Việt Nam

Bạn có thể tìm hiểu thêm về miễn dịch da, phản ứng viêm tại đây: https://newptcsitedaily.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-lop-thuong-bi-phan-cuoi-te-bao-langerhan-melanocyte-merkel/

Tác dụng giảm viêm của kẽm

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng: Kẽm có thể tác động trực tiếp lên sự cân bằng của vi sinh vật và tạo điều kiện cho da hấp thu kháng sinh khi được sử dụng kết hợp. Hiệu quả của kẽm đối với mụn có lẽ đến từ hoạt tính chống viêm và khả năng giảm vi khuẩn P.acnes bằng cách ức chế lipase và nồng độ axit béo tự do. Bạn có thể hiểu lipase và axit béo chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn P.acnes phát triển. Trong đó, lipase là một loại enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân chất béo (lipid). Một số lipase sẽ được tiết ra bởi sinh vật gây bệnh khi xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.

Ức chế sản xuất bã nhờn

Một cơ chế khác được đề xuất cho lợi ích của kẽm đối với da mụn là ức chế sản xuất bã nhờn. Bằng cách điều hòa nội tiết tố, ức chế sự hình thành hormone androgen – hormone chính gây tăng tiết bã nhờn.

Một số tác dụng khác của kẽm

Hỗ trợ cải thiện sẹo phì đại, sẹo lồi

Trong một vài nghiên cứu, tác dụng của kẽm bôi tại chỗ trong điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại được cho là do khả năng ức chế lysyl oxidase và kích thích collagenase. Từ đó làm giảm sự hình thành collagen ở những vết sẹo này và làm mờ chúng. Bởi cả sẹo phì đại và sẹo lồi đều xuất phát từ quá trình tăng trưởng collagen cứng quá mức.

*

Nguồn ảnh: Manhattan Dermatology Specialists

Nghiên cứu của Söderberg và cộng sự cũng đã cho thấy sự cải thiện đáng kể của 23 trong số 41 bệnh nhân bị sẹo lồi sau sáu tháng áp dụng miếng dán sẹo chứa Zinc (Zinc tape). Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã kết luận sẹo lồi đã khỏi hoàn toàn với tỷ lệ tái phát rất thấp (34%) khi bệnh nhân sử dụng Zinc tape.

Nguồn:

Giảm kích ứng ngứa da

Kẽm còn có khả năng làm giảm biểu hiện kích ứng, ngứa da hiệu quả. Điều này là do kẽm ức chế sự phân hủy tế bào mast. Từ đó làm giảm sự bài tiết histamine – một chất trung gian quan trọng gây ra phản ứng viêm và gây ngứa. Thuốc bôi Calamine Lotion là một ví dụ điển hình với zinc oxide hoặc zinc carbonate, được sử dụng thường xuyên để giảm triệu chứng ngứa và làm dịu da.

Ngăn ngừa lão hoá ngoại sinh và ung thư da

Tia UV vẫn luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá và ung thư da. Khi đó, sự góp mặt của kẽm trong kem chống nắng giúp giảm thiểu vấn đề này đáng kể. Cụ thể là Zinc Oxide được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng vật lý phổ rộng với chi phí thấp và độ an toàn cao. Zinc Oxide có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các chất chống nắng vật lý (titanium dioxide) hoặc hóa học khác. Nhưng nếu so với Titanium Dioxide, Zinc Oxide vẫn có khả năng bảo vệ da trước tia UVA1 bước sóng dài (340–380) vượt trội hơn hẳn.

Các lưu ý quan trọng khi dùng kẽm

Đường uống

Trước hết bạn cần biết, kết quả của việc uống kẽm còn tuỳ vào mức độ “sinh khả dụng” của cơ thể.Hiểu đơn giản là tốc độ và mức độ hấp thu kẽm từ sản phẩm đến nơi cần tác dụng, sau đó tiếp tục được chuyển hoá và thải hồi.

Trong số các loại kẽm thường được thảo luận, kẽm orotate, kẽm methionine và kẽm acetate thường là những phiên bản được ưa chuộng hơn. Song song đó, kẽm gluconat và kẽm sulfat lại có khá nhiều ý kiến trái chiều;một số nghiên cứu cho thấy chúng không cải thiện được mụn, một số khác thì ngược lại.

Nhưng dù là loại nào đi chăng nữa, Twins cũng khuyên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng. Bởi như Twins đã đề cập, cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng kẽm nhỏ. Việc dùng quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau bụng và buồn nôn. Sau đây là liều lượng kẽm khuyến cáo dành cho bạn:

*

Nguồn: https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/

Đường bôi

Thông thường, đường uống sẽ giúp da hấp thu tốt hơn so với đường bôi. Và đương nhiên cũng sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ hơn nếu dùng quá liều.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, Zinc đường bôi hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra còn giúp làm dịu và giảm viêm đặc biệt tốt. Nếu kết hợp thành phần này với các hoạt chất trị mụn khác, ví dụ như BHA, phải nói là một sự “liên minh” quá đỗi hoàn hảo luôn nè.

2 loại kẽm phổ biến trong mỹ phẩm

Zinc PCA

Zinc PCA là hợp chất được tạo thành bởi kẽm Zinc và L-PCA. Trong đó L-PCA (Pyrrolidone Carboxylic Acid) là một thành phần giữ ẩm đặc biệt quan trọng, đồng thời còn giúp tối ưu hiệu quả sinh học khi kết hợp với kẽm.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Zinc PCA giúp kiểm soát sản xuất bã nhờn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn và giảm viêm da. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị mụn. Trong môi trường ống nghiệm, Zinc PCA có hoạt tính mạnh chống P.acnes ở nồng độ từ 0,1- 0,25% và các chủng vi khuẩn khác. Ngoài ra, Zinc PCA còn đặc biệt phù hợp với làn da nhạy cảm, dễ lên mụn nhờ khả năng làm dịu và ít gây kích ứng của mình.

Nguồn:

Chính vì thế, đây cũng là một trong những loại Zinc được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm dành cho da mụn.

*

Zinc Oxide (ZnO)

Zinc Oxide được sản xuất từ quặng kẽm tự nhiên, siêu tinh khiết, không lẫn với các kim loại khác. Kích thước hạt của chất này trong khoảng 200-1000nm. ZnO là một dạng bột màu trắng, không mùi, không tan nhưng phân tán trong nước và dầu. Là hoạt chất chính trong kem chống nắng vật lý, ZnO tạo lớp màng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và cả các tác nhân gây hại khác từ môi trường.

Ngoài ra, Zinc Oxide còn được dùng như chất bảo vệ, làm dịu da và mau lành vết thương. Do vậy, đây là thành phần siêu lành tính và phù hợp với mọi loại da.

Xem thêm: Thợ Sửa Bo Mạch Điều Hòa Panasonic 1 Chiều Thường Quạt Ac 6 Dây

*

Hy vọng Twins đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức mới và chuyên sâu hơn về tác dụng của kẽm lên làn da. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết bổ ích kỳ sau.