LÁ DỨA LÀ LÁ GÌ

Cây lá nếpkhông còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam khi được nhắc đến tên, là loại cây lá có mùi thơm như mùi gạo nếp được sử dụng nhiều như một loại gia vị trong chế biến các món ăn. Nhưng liệu có bao nhiêu bạn hiểu rõ về loại cây này và công dụng mà nó mang lại trong chế biến ẩm thực. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về cây lá nếp để có cho mình những kiến thức vô cùng bổ ích.

Bạn đang xem: Lá dứa là lá gì

*

Giới thiệu về lá nếp

Tên khoa học: Cây lá nếp có tên khoa học là Pandanus amaryllifolios.

Tên gọi khác: Cây lá nếp còn có tên gọi khác là cây lá dứa, cây cơm nếp, cây nếp thơm.

Họ thực vật: Cây lá nếp thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.

Môi trường sinh sống: Cây lá nếp là một loài thực vật dạng thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là những món quà ngọt tráng miệng. Ở Việt Nam cây lá nếp được trồng nhiều để thu hoạch lấy lá, chế biến thành bột lá nếp hoặc có thể được trồng làm cảnh trang trí trong nhà do có màu lá xanh mượt và dễ chăm sóc.

Đặc điểm cây lá nếp: Cây lá nếp thường mọc thành bụi, có thể cao lên tới 1m; đường kính thân cây 1-3cm, phân nhánh. Lá có hình mũi mác, nhẵn, xếp thành hình máng, màu xanh thẫm bóng mượt dài 40-50cm, rộng 3-4cm.

Hiện nay cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được quy hoạch rồi trồng để thu hoạch lá phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

Thành phần của lá dứa gồm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon(83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%); chất diệp lục,...Trong đó mùi thơm đặc trưng của lá dứa là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline.

*

Bạn có biết:LÁ DỨA (LÁ NẾP) - BÀI THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Công dụng của lá nếp trong chế biến thực phẩm

Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách sử dụng lá nếp để tạo mùi thơm khi nấu cơm, nấu xôi hoặc dùng lá nếp để hãm nước uống hằng ngày ngăn ngừa một số bệnh thường gặp.

Và hiện nay lá nếp không chỉ dùng để tạo mùi thơm như cơm nếp mà còn được sử dụng để tạo màu xanh lá đẹp mắt, hấp dẫn cho nhiều món ăn. Đặc biệt hơn chính màu xanh từ lá nếp không chỉ tạo màu cho món ăn thêm ngon mà chính điều này còn giúp trong ngành chế biến ẩm thực thêm phát triển, tăng thu nhập vì đã tạo ra nhiều món ngon thu hút thực khách thưởng thức.

Sử dụng lá nếp để tạo màu cho các món ăn như: xôi, mứt dừa, làm thạch, các loại bánh,...mang đến cảm giác ngon miệng hơn cho người thưởng thức thay vì những món ăn có màu truyền thống.

Nhưng do sử dụng lá nếp mất khá nhiều thời gian chế biến nên mọi người dần chuyển sang bột lá nếp nguyên chất. Bột lá nếp được sản xuất theo quy trình hiện đại nên vẫn giữ được màu sắc mà mùi thơm đặc trưng của lá nếp tươi, mà còn đảm bảo đến sức khỏe của con người.

Hiện nay lá nếp hay bột lá nếp chính là một trong những nguyên liệu được các bà nội trợ tin tưởng sử dụng và săn lùng nhiều nhất để chế biến món ăn cho cả gia đình thưởng thức và nâng cao tay nghề nội trợ.

*

Lá dứa có độc không?

Được biết lá dứa được nhiều người dân miền Nam trồng và cắt phơi khô dùng để uống thay nước lọc mỗi ngày và không thấy hiện tượng có chất độc trong lá dứa. Chính vì thế hiện nay lá dứa hầu như được sử dụng nhiều trên khắp cả nước vì những công dụng thần kì mà nó mang lại.

Qua đó có thể khẳng định được lá dứa không độc mà bên cạnh đó còn mang lại rất nhiều lợi ích mà khiến người sử dụng không ngờ đến.

Lá dứa được biết nhiều đến với những công dụng trong y học như:

- Ổn định đường huyết trong bệnh tiểu đường, làm giảm lượng đường trong máu và tăng cường các chức năng của tim và thận.

- Dùng lá dứa có thể giải cảm, ngừa ho, trị phong hàn khá tốt.

- Lá nếp giúp giảm bớt cơn đau ngực, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh và vẫn còn yếu.

- Làm giảm co thắt dạ dày, điều trị bệnh phong, bệnh đậu mùa, giải quyết một số vấn đề thường gặp ở da.

- Giúp giảm đau đầu, viêm khớp, điều trị đau tai, có chức năng như thuốc nhuận tràng cho trẻ.

Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai.

Cách dùng như sau: Mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả.

Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

Xem thêm: Mẹo Vặt Gia Đình: Cách Để Hoa Tươi Lâu Hơn, Top 10 Cách Giữ Hoa Tươi Lâu Đơn Giản Tại Nhà

*

Liên hệ mua sản phẩm bột lá nếp

Nếu như bạn quan tâm đến bột lá nếp, lá dứa hãy liên hệ ngay đến Chợ Quê để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và hỗ trợ mua hàng.