Tâm lý tuổi thanh niên


Bạn đang xem: Tâm lý tuổi thanh niên

*
» Tin Tức » Tháng hành động Quốc gia


Tuổi Vị thành niên, thanh niên có nhiều sự biến đổi cả về thể chất và tâm lý với những biểu hiện rõ rệt. Vì vậy rất cần cung cấp thông tin, kiến thức đầy đủ cho các em và tạo cơ hội để các em có thể chia sẻ, được nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn kỷ năng ứng xử cần thiết để ứng phó với những thay đổi mạnh mẽ của giai đoạn này và chuẩn bị hành trang cho các em vững bước vào đời.
*

Tâm lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên


Xem thêm: Trường Trung Cấp Cảnh Sát Vũ Trang T45 Là Trường Gì, Trung Cấp Cảnh Sát Vũ Trang

Tuổi vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt của đời người, giai đoạn này được đánh dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh về tâm lý và các mối quan hệ xã hội, chuẩn bị cho một cơ thể trưởng thành cả về thể chất và tâm lý xã hội. Theo tổ chức Y tế thế giới, tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi. Căn cứ vào sự phát triển thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu, tuổi vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn nhỏ hơn: - Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên ( 10-13) - Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên ( 14-16) - Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên ( 17-19) Ở tuổi vị thành niên, các em phải đương đầu với hàng loạt thách thức như sự biến đổi nhanh về thể chất, tâm sinh lý, tình yêu, tình bạn, những hiện tượng sinh lý sinh dục mới xuất hiện ( cường dương, kinh nguyệt, sự ham muốn về tình dục), sự lối kéo và sức ép từ phía bạn bè, chưa có hiểu biết và chưa được trải nghiệm các kỷ năng tự bảo vệ, khó khăn trong mối quan hệ với người lớn… Tất cả những điều đó làm các em dễ lúng túng và gặp những nguy cơ trong giai đoạn này. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi rất cần sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, hướng dẫn, điều chỉnh những biến đổi về tâm lý vì ở tuổi này tâm lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Mổi giai đoạn của tuổi vị thành niên có một số đặc trưng về phát triển tâm lý. Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên: Các em đã ý thức được rằng mình không còn là trẻ con. Các em muốn được người lớn tôn trọng, muốn được đối xử công bằng, muốn thử sức, muốn khám phá cái mới nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào gia đình. Các em quan tâm nhiều đến sự thay đổi của cơ thể, hay suy tư về hình ảnh cơ thể, dễ băn khoăn, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể. Đặc biệt các em bắt đầu quan tâm đến bạn bè. Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên: Các em muốn tách rời khỏi sự quản lý và kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh mẻ tính độc lập nhưng vẫn cần cha mẹ, gia đình và thầy cô hổ trợ. Các em hướng tới tìm kiếm những mối quan hệ ngoài gia đình, hướng tới những bạn đồng lứa, nhu cầu tình bạn của các em trở thành cấp thiết và quan trọng nhất, đặc biệt là nhu cầu về bạn khác giới, giai đoạn này các em cũng dễ nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. Các em cũng bắt đầu muốn khám khá năng lức về tình dục. Tuổi này có xu hướng hay căng thẳng, hay thay đổi tình cảm, muốn được thỏa mãn nhu cầu ngay, dễ có những hành động bất chấp hậu quả. Giai đoạn cuối tuổi vị thành niên: các em đã có cách suy nghĩ, nhận xét, ứng xử chín chắn hơn trong công việc và trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong quan hệ với người khác giới, đã giống người lớn trong cách đánh giá về bản thân. Các em bắt đầu có suy nghĩ về kế hoạch cho tương lai trong việc lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng hơn và thực tế hơn. Tuy nhiên các em vẫn gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề, chưa tự mình vượt qua được mà cần có sự hỗ trợ của người lớn. Với những đặc điểm nêu trên của nhóm tuổi vị thành niên thì sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội là hết sức cần thiết đặc biệt là sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô giáo để các em hoàn thành nhân cách, vững tin bước vào đời./.

Tác giả bài viết: Trần Hạnh

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http:/newptcsitedaily.com là vi phạm bản quyền