Đau xương gần hậu môn

Đau xương cụt là cảm giác đau ở vùng xương cụt. Đây là những đốt xương cuối cùng, có vị trí nằm ở dưới cùng của cột sống. Cơn đau có thể xảy ra do chấn thương tại xương cụt hoặc tại các cơ và dây chằng xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng nhưng đôi khi nó có thể kéo dài hơn nhiều và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Bạn đang xem: Đau xương gần hậu môn


Xương cụt được cấu tạo thành từ ba đến năm đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Nó nằm bên dưới xương cùng, ở đáy cột sống. Tại đây là vị trí bám của một số gân, cơ và dây chằng. Cả xương cụt và xương cùng cùng khung xương chậu đều cùng nhau chịu sức nặng toàn cơ thể khi ngồi xuống. Hai phần ba số người trưởng thành có xương cụt hơi cong thay vì hướng thẳng xuống; tuy nhiên, một phần cong quá mức sẽ là vấn đề bất thường và do đó có thể gây đau đớn.

Lúc này, đau xương cụt được định nghĩa là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, ở vị trí dưới cùng của cột sống và phía trên khe hở của mông. Cơn đau thường được mô tả là đau âm ỉ hay đau nhói và có cảm giác như co thắt cơ. Hoàn cảnh khởi phát cơn đau xương cụt có thể xảy ra khi hoạt động thể chất hoặc khi ngồi trong thời gian dài, lan xuống chân hoặc lên lưng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau xương cụt, đôi khi người bệnh có kèm các triệu chứng như sau:

Buồn nôn và nôn óiMất cảm giácYếu cơ
Chống chỉ định thuốc với những trường hợp đau bụng chưa rõ nguyên nhân
Thường xuyên đau vùng trực tràng có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt

2. Các nguyên nhân của đau xương cụt là gì?


Có rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể gây ra đau xương cụt. Mặc dù cơn đau đôi khi thường tự biến mất, nhờ vào các thuốc giảm đau thông thường tại nhà, với các cơn đau có mức độ nghiêm trọng, việc xác định rõ nguyên nhân là điều cần thiết.

Các nguyên nhân gây đau xương cụt phổ biến nhất bao gồm:

Chấn thương: có thể là một đòn đánh, chấn thương vào vùng xương cụt hoặc các cơ xung quanh. Ví dụ, ngã từ xe đạp có thể làm chấn thương xương cụt.Tư thế ngồi: Nếu ngồi xiêu vẹo hay ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ gây ra đau vùng xương cụt.Chèn ép xương cụt: Điều này có thể xảy ra với các dây thần kinh khi bị áp lực trong thai kỳ.Hội chứng Levator: Đây là một tình trạng gây co thắt các cơ ở hậu môn. Cơn đau có thể lan đến xương cụt, hông hoặc các vùng lân cận khác.
người bệnh sau thay khớp háng tránh ngồi lâu
Tư thế ngồi xiêu vẹo trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị đau xương cụt

3. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh đau xương cụt?


Đầu tiên, khi người bệnh đi khám do cơn đau tại xương cụt, bác sĩ sẽ cần hỏi về bất kỳ chấn thương nào gần đây, bao gồm cả té ngã hoặc sinh con. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tại chỗ và khu vực xung quanh để tìm kiếm dấu hiệu gợi ý người bệnh bị gãy xương, biến dạng, khối u hoặc áp xe do nhiễm trùng.

Song song đó, những xét nghiệm dùng để chẩn đoán đau xương cụt sau đây có thể được chỉ định để xác chẩn theo từng vấn đề đang nghi ngờ:


4. Điều trị bệnh đau xương cụt như thế nào?


Hầu hết mọi người bị đau xương cụt có thể phục hồi một cách tự nhiên mà không cần trải qua bất kỳ cách thức điều trị nào. Khi cần phải điều trị, có đến 90% các bệnh nhân sẽ tự thuyên giảm nếu chỉ cần sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

Các biện pháp khắc phục chứng đau xương cụt tại nhà bao gồm:

Giảm thời gian cần phải ngồi lâu một chỗ. Tập tư thế rướn người về phía trước nếu phải ngồi lâu để giảm sức đè nén lên xương cụtTắm nước nóng về cuối ngày để thư giãn cơ bắp toàn thân và giảm đau tại chỗSử dụng đệm gel hình nêm hoặc đệm xương cụt (gối tròn có lỗ) khi ngồiUống thuốc nhuận tràng để giảm đau khi đi tiêu.
Thuốc
90% bệnh nhân có thể phục hồi tự nhiên bằng cách tự điều trị tại nhà

Kéo dãn và tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho các nhóm cơ ở vùng lưng dưới và xương chậuChườm nóng hoặc chườm lạnh cho vùng lưng dưới, áp dụng trong thời gian không quá 20 đến 30 phút mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày.Mặc quần áo rộng rãi.Nếu các biện pháp nêu trên không giúp cơn đau xương cụt thuyên giảm, người bệnh có thể khám và điều trị ngoại trú cho chứng đau xương cụt với các thủ thuật, can thiệp tại chỗ như sau:Phong bế dây thần kinh tại chỗ quanh vùng xương cụt bằng cách sử dụng thuốc tê và steroid để giảm sưng viêmLiệu pháp xoa bóp, thư giãn cơCác bài tập kéo giãn, nắn chỉnh và cải thiện tư thế do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫnChâm cứuKích thích điện thần kinh qua da (TENS)Trong trường hợp cơn đau xương cụt là kháng trị, dù khả năng gặp phải là rất hiếm, các lựa chọn phẫu thuật sau đây cần được xem xét và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt xương cụt có thể mất vài tháng cho đến một năm.Cắt một phần xương cụtCắt toàn bộ xương cụt

5. Đau xương cụt có nguy hiểm không?


Mặc dù cơn đau xương cụt không gây nguy hiểm gì đến tính mạng, một cơn đau mãn tính âm ỉ, có khi đau nhói như dao đâm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày. Thậm chí, cơn đau có thể khởi phát mới hay trở nên nặng nề hơn khi người bệnh ngồi xuống, đứng lên và cả khi đi đại tiện hay quan hệ tình dục.

Chính vì vậy, tuy cơn đau có thể tự thuyên giảm và biến mất hay chỉ cần tới các liều thuốc giảm đau đơn giản tại nhà, việc chủ động điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách cũng như các biện pháp phòng ngừa nói chung luôn là cần thiết. Đừng ngồi quá lâu trong thời gian dài mà không đứng dậy, đi lại một quãng ngắn hoặc tập một vài động tác vươn vai đơn giản. Nếu phải ngồi làm việc, nên chọn đệm lót ngồi hình tròn có lỗ. Nếu thích chơi thể thao là môn đạp xe, nên điều chỉnh yên xe hơn rướn về phía trước. Ngoài ra, có thể giảm nguy cơ mắc phải bệnh đau xương cụt bằng cách tránh chấn thương, té ngã và thận trọng khi đi lại, nhất là ở người lớn tuổi.


Đau lưng ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi nên thận trọng khi đi lại để tránh bị té ngã hoặc chấn thương

Tóm lại, đau xương cụt là một cảm giác khó chịu nhưng may mắn là hầu hết đều tạm thời và tự thuyên giảm hay chỉ cần dùng các thuốc giảm đau thông thường tại nhà. Tuy nhiên, điều cần thiết vẫn là chủ động điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách, tránh chấn thương và té ngã. Dù đau xương cụt không gây nguy hiểm nhưng nếu không phòng ngừa thì vẫn có thể gây ảnh hưởng về sau.

Để được điều trị phục hồi các bệnh về cơ xương khớp an toàn và hiệu quả, khách hàng có thể liên hệ với khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế newptcsitedaily.com để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Khoa Phục hồi chức năng được đầu tư một cách hoàn chỉnh, với hệ thống trang thiết bị, máy móc vật lý trị liệu đầy đủ, phong phú có xuất xứ từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới về trang thiết bị vật lý trị liệu như Hà Lan; Nhật Bản....

Giường kéo cột sốngGiàn kéo dãn cột sống cổMáy sóng ngắn cỡ lớnMáy siêu âm điều trịMáy điện xungBộ máy gập duỗi gối thụ độngHệ thống xe đạp được lập trìnhHệ thống máy tập cơ, tập khớpHệ thống máy tập gắng sức cùng hệ thống giường tập đa năngHệ thống giường tập BoBab...

Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, ở trình độ Đại học, Cao đẳng, đã từng làm việc tại các khoa Phục hồi chức năng của những bệnh viện lớn. Ngoài ra, theo từng thời điểm, khoa còn có sự tăng cường của các kỹ thuật viên nước ngoài cùng hợp tác làm việc và trao đổi kinh nghiệm. Lực lượng trợ giúp chăm sóc luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân trong việc di chuyển cho an toàn.

Xem thêm: Sách Giáo Khoa Vật Lý 10 Cơ Bản Quan Trọng, Giải Bài Tập Sgk Vật Lí 10 Hay Nhất, Chi Tiết

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện newptcsitedaily.com thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mynewptcsitedaily.com để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!