Công ty hai mũi tên đỏ

Ngày 29/7, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho hay, cơ quan này đã yêu cầu Sở NN&PTNT TP.Hà Nội kiểm tra và sớm kết luận những biểu hiện bất thường của giống dưa leo F1 HMT356 và giống cà tím lai F1 ORMA do Công ty EAST- West Seed (Hai Mũi Tên Đỏ) cung ứng.

Bạn đang xem: Công ty hai mũi tên đỏ


Những giống cây trồng này khiến nông dân một số huyện ngoại thành Hà Nội lao đao - Pháp luật Việt Nam đã liên tục phản ánh.
Liên quan đến 2 loại giống cây trồng nói trên, người đứng đầu Cục Trồng trọt khẳng định đã được Bộ NN&PTNT xếp vào danh mục các loại giống quả, rau được phép sản xuất, kinh doanh thương mại. Theo quy định, các địa phương có trách nhiệm quản lý chặt các giống cây trồng này.
*

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Trung, khi các loại giống này được sử dụng trên thực tế mà gây thiệt hại cho nông dân thì Sở NN&PTNT và đặc biệt là đơn vị cung cấp giống sẽ phải có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, sau đó kết luận và tiến hành bồi thường cho nông dân.
Theo ông Nguyễn Như Hải, Trưởng phòng Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt), đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Năm 2014, có nhiều nông dân ở Hải Dương, Hải Phòng sử dụng giống cà chua của một công ty liên doanh với Pháp cung cấp cũng bị xảy ra tình trạng tương tự.
Vị này cho biết thêm, mấy năm trước bà con ở đây dùng giống cà chua này rất tốt nhưng đến năm ngoái thì đột nhiên cho kết quả rất xấu. Tìm hiểu mới biết, có một số cá nhân mang giống giả, đóng bao bì, nhãn mác như là của nhà cung cấp kia rồi đem bán cho nông dân. Khi nhận được phản ánh, Cục cũng đã phối hợp với Sở NN&PTNT Hải Dương, Hải Phòng xuống tận nơi để kiểm tra. Về sau, công ty đó mới cam kết đền bù một phần thiệt hại cho người dân.
“Trở lại trường hợp này, nhất là đối với giống cà tím như PLVN phản ánh. Đây là giống lai F1, đúng ra khi ra quả là phải ra đúng màu tím. Thế nhưng, trồng lại ra quả với nhiều loại màu khác nhau, rõ ràng là có bất thường.
Rất có thể giống được bà con trồng không phải là F1 mà là F2. Tức là hạt được lấy từ quả của đời F1 làm giống để bán cho bà con. Bởi nguyên tắc F1 chỉ trồng được 1 vụ, nếu lấy hạt từ quả của đời F1 đã ra để trồng tiếp vụ nữa thì nó sẽ bị phân ly nhiều dạng. Tuy phải đợi cơ quan chuyên môn để kiểm tra và kết luận cụ thể nhưng với hiện tượng như báo phản ánh tôi cho rằng đây là giống giả (?)” - ông Hải nhận định.
*

Tìm hiểu nhanh của phóng viên PLVN cho thấy, các loại cây trồng hiện đang được phân ra làm 2 nhóm: Danh mục nhóm cây trồng chính và danh mục nhóm không phải cây trồng chính. Nhóm cây trồng chính bắt buộc phải đưa vào chương trình khảo nghiệm quốc gia do cơ sở khảo nghiệm mà Bộ NN&PTNT chỉ định là Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia đảm trách. Đối với các giống cây trồng mới không thuộc Danh mục cây trồng chính Nhà nước cho phép áp dụng tác giả tự khảo nghiệm.
Theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Quyết định 95 của Bộ NN&PTNT công nhận giống cây trồng mới, thì hiện có 4 loại giống cây trồng là lúa, ngô, lạc, đậu tương bắt buộc phải trồng khảo nghiệm quốc gia, còn lại các giống cây trồng khác được phép áp dụng hình thức khảo nghiệm tác giả như nói trên.
Đáng chú ý, mặc dù Pháp lệnh Giống cây trồng nghiêm cấm kinh doanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng; nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh giống không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; và Quy định của cơ quan quản lý nông nghiệp cũng cho thấy có một quy trình từ khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận giống mới, đưa vào danh mục sản xuất kinh doanh đại trà khá chặt chẽ về lĩnh vực cây giống. Nhưng thực tế quy trình này chỉ áp dụng cho 4 loại cây trồng chính còn các loại giống cây khác hầu như đang bị thả nổi, không ai quản lý và chế tài xử phạt hầu như cũng không rõ ràng.
Theo ông Hải, đúng là thực tế các doanh nghiệp tự khảo nghiệm không đưa vào hệ thống khảo nghiệm do Bộ chủ quản chỉ định. Cà tím hay dưa leo được xếp vào danh mục những loại không phải cây trồng chính thì tác giả được phép tự khảo nghiệm, cụ thể trong trường hợp này là Công ty Hai Mũi Tên Đỏ. Nếu giống tốt thì họ cho mở rộng sản xuất, cung cấp giống cho nông dân. Tất nhiên, trên thực tế có nhiều loại giống cây tốt nhưng giống kém chất lượng, giả mạo cũng không phải không có.
“Phải thú thực là hiện nay việc quản lý các giống cây trồng không chính thức này đang bị thả nổi, quản lý không chặt dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân dễ lợi dụng để trục lợi. Hiện Bộ NN&PTNT đang khẩn trương xây dựng Thông tư công nhận giống cây trồng mới, quản lý giống cây trồng ngắn ngày. Thông tư này ra đời kỳ vọng sẽ ngăn được những hiện tượng gian dối trong cung ứng giống cây trồng cho bà con nông dân như hiện nay.

Xem thêm: Khung Cảnh Vắng Lặng Tại Các Bến Xe Hà Nội Trong Thời Gian Giãn Cách


Trách nhiệm tới đây sẽ được gắn với cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương và trách nhiệm của đơn vị sản xuất giống. Ngoài ra, trên cơ sở báo cáo của các địa phương, Cục sẽ siết chặt việc quản lý đầu mối các danh mục giống cây trồng đã được công nhận.”- ông Hải nói.