Bao Giờ Cho Đến Ngày Xưa?

Cho dù là ai; công nhân, giám đốc, chủ tịch,..v..v..

Bạn đang xem: Bao giờ cho đến ngày xưa?

hay đơn giản là một người bình thường. Với địa vị, tầng lớp xã hội nào thì tất cả chúng ta đều sẽ có tuổi thơ của riêng mình. Theo quan điểm của tôi, kí ức tuổi thơ không nhất thiết phải là những kỉ niệm đẹp, là những hình ảnh cánh đồng chiều xuống, cậu bé thổi sáo cưỡi trâu đang trên đường về nhà, hình ảnh những đứa trẻ trốn đi chơi bị bố mẹ đánh đuổi quanh xóm, hình ảnh những đứa trẻ nô đùa trong công viên… Đó đều là kỉ niệm, là những thứ xoay quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi còn là đứa trẻ con. Nông thôn hay đô thị, ta đều có kí ức trẻ con và có lẽ ngày xưa, lại là chính thời gian ta quyến luyến nhất trong cuộc đời mình. 

Tôi không biết có phải do duyên không, một con người sống ở nông thôn, tôi có một tâm hồn luôn nhớ những kỉ niệm của thời còn là trẻ con, và tôi đã vô tình biết đến cuốn sách Bao giờ cho đến ngày xưa của chị Tuyền Nguyễn.

*

Mua sách trên Tiki Mua sách trên FahasaĐối với cuốn sách viết về những hình ảnh thôn quê bình dị, hình ảnh những đứa trẻ trong xóm, học cùng nhau, chơi cùng nhau; tất cả gợi lên cho tôi một hình ảnh đây là một ngôi nhà lớn với rất nhiều trẻ con, người lớn cùng sinh sống; chứ không phải ngôi làng nhỏ. Tôi không biết cuốn sách này có phải là đưa từ đời thật vào truyện hay không khi nhân vật chính trong truyện lại lấy tên tác giả-Tuyền. Tôi biết chị Tuyền là người thành phố, chị hiện tại đang sống tại TP.HCM, tôi có duyên được nhắn tin với chị một vài lần; và trong cuốn truyện này, chị kể về hành trình về quê sống nhờ nhà ngoại của mình, và từ đó là câu chuyện của Tuyền (nhân vật trong truyện) cùng với lũ trẻ trong làng.

“Quê tôi có cánh diều vi vu 

Xa xa lũy tre làng….” 

Trích từ bài hát: Quê tôi 

Tôi may mắn lớn lên cùng gia đình, chưa xa gia đình bao giờ cho đến khi lên đại học. Lúc đó cũng là lúc tôi đọc cuốn truyện này, cái nhìn nhận đầu tiên về nó chính là nỗi nhớ. Lúc đó tôi chỉ là một tân sinh viên, việc xa gia đình để vào thành phố học tập một điều là rất khó khăn; và lúc tôi đọc cuốn sách này thì tôi đồng cảm được nhân vật Tuyền trong cuốn truyện này.

Nếu là tôi thời học sinh khi đọc về cuốn sách này, tôi sẽ có suy nghĩ cô bé này thật sung sướng, ba mẹ đi làm xa chắc chắn rất nhiều tiền và sống cùng nhà ngoại thì sẽ không phải làm lụng hay thiếu thốn gì; nhưng với suy nghĩ là một cô gái sinh viên, tôi như hòa cùng nhân vật, nỗi nhớ ba mẹ, nhớ nơi mình sống đã quen thuộc; Tuyền thì thay đổi môi trường từ thành thị về nông thôn, còn tôi thì ngược lại. Nhưng chúng tôi đều chung cảnh nhung nhớ.Nhưng ở đâu thì cũng sẽ có sự gắn bó, lâu dần quen và thắm thiết với nơi mình ở. Có thể gọi là “nhập gia tùy tục”.

*

Để bắt đầu cuộc sống mới có thể mới đầu rất khó khăn, nhưng nhân vật được xây dựng trong tác phẩm này khá may mắn, vì nhân vật là cô bé lứa tuổi tiểu học, và xung quanh xóm là những người bạn cùng trang lứa, những đứa trẻ cuộc sống bình dị và lối suy nghĩ đơn giản nên việc hòa nhập không khó khăn là bao. 

Một thôn quê yên bình, những đứa trẻ tinh nghịch, ngôi trường làng đơn sơ, những con đường làng đầy tre và cây cối, và những tình cảm đơn thuần giữa người thân và giữa những đứa trẻ con…..tất cả đều được gói gọn trong tác phẩm này. Có thể khi đọc những dòng review của tôi về tác phẩm, bạn sẽ nghĩ vì tôi sinh ra từ làng nên mới đồng cảm với tác phẩm. Đúng là một phần, nhưng tôi thích sự giản dị, mộc mạc của những đứa trẻ trong tác phẩm này là chính và đó cũng là tâm điểm của tác phẩm này mà tôi chú ý nhất. 

Những đứa trẻ cùng những trò chơi dân gian, những nỗi sợ nhất thời khi lỡ phá hoại luống hành của ba mẹ, những cú tét mông của những thằng nhóc tưởng chừng tinh nghịch nhưng hóa ra là bao che cho cô bé hàng xóm. Và nỗi sợ mất mát khi đứa em không ưa gì mình vì bà không thương nó bằng mình bị bệnh nặng… Tình cảm nó chỉ mộc mạc với những câu nói trẻ thơ nhưng lại chất chứa khá lớn trong kí ức chúng ta. 

Tôi cũng từng là đứa trẻ từ nông thôn nghèo, tôi cũng có những kỉ niệm về tuổi thơ của mình. Nhưng dù bạn là ai, dù bạn giàu hay nghèo, bạn sống ở nông thôn hay thành thị…thì chúng ta đều có kí ức tuổi thơ. 

Tình yêu là một thứ tình cảm mà tạo hóa đã ban phát khi tạo ra con người. Chúng ta sinh có có tình cảm gia đình, lớn lên có tình cảm nam nữ,…còn những đứa trẻ thơ thì tôi không biết nên gọi là suy nghĩ tình cảm gia đình hay trai gái, tôi chỉ xin phép được gọi tình cảm kỉ niệm.

Cái tuổi cưỡi trâu trên cánh đồng, cùng chơi ô ăn quan, cái tuổi chỉ biết đi xách nước phụ gia đình, thì tình cảm nó thật là thân thương, dù chỉ là bó hoa hành, hay cây viết, nhưng tất cả đều được tái hiện trong câu chuyện của Tuyền và những người bạn. Dù kí ức đó là lúc ta tuổi thiếu nhi, có thể sẽ rất chóng quên. Nhưng nhân vật Tuyền lại lớn lên và nhớ về chốn cũ, nhớ về kí ức cũ. Thì nó lại là một vùng ký ức đặc biệt mà nó tự động lưu trữ trong trí nhớ của ta mà không thể quên được. 

*

Chúng ta bây giờ, những con người lứa tuổi đôi mươi, chúng ta đang bon chen trong cuộc sống thành thị tấp nập.

Xem thêm: Hạt Giống Củ Hành Tây Đỏ Mua Ở Đâu Rẻ Hà Nội, Tphcm, Hành Tây Đỏ Mua Ở Đâu

Trải nghiệm có, mệt mỏi có,….Những lúc bế tắc, chúng ta lại muốn trở lại lúc trẻ con, vô lo, vô nghĩ, có nhiều bạn bè, có nhiều mối tình ngây thơ và có nhiều kỉ niệm đẹp. Thì khuyên bạn, hãy đọc tác phẩm Bao giờ cho đến ngày xưa này một lần, hay đọc nó khi bế tắc, nó sẽ giúp bạn vui hơn, vì thấy chính bản thân bạn trong đó, là một đứa trẻ, những câu chuyện hài hước của lũ trẻ con, vô ưu,….thật bình dị…