Bài Cúng Bà Mụ Trước Khi Sinh

Ngày 08/11 năm 2021 | | Tag: khi nào thì cúng đôm lẻ. lễ vật cúng đôm lẻ là gì. lễ vật cúng mụ bà trước sinh. văn khấn cúng đôm lẻ. văn khấn cúng mụ bà trước sinh. văn khấn cúng mụ trước sinh

Bài văn khấn cúng mụ trước khi sinh cho mẹ & bé mẹ tròn con vuông: Cúng đôm lẻ hay còn gọi là cúng mụ bà trước khi sinh cầu bình an cho mẹ và thai nhi được khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Vậy Cúng Đôm Lẻ thì khi nào có thể cúng, cúng vào thời gian nào, mấy tháng thì cúng được, lễ vật cúng gồm những gì...hãy cùng newptcsitedaily.com tìm hiểu qua bài Văn khấn cúng mụ bà trước sinh sau đây...

Bạn đang xem: Bài cúng bà mụ trước khi sinh

Bài viết cùng chủ đề

Bài văn khấn cúng mụ trước khi sinh cho mẹ & bé mẹ tròn con vuông: Cúng đôm lẻ hay còn gọi là cúng mụ bà trước khi sinh cầu bình an cho mẹ và thai nhi được khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Vậy Cúng Đôm Lẻ thì khi nào có thể cúng, cúng vào thời gian nào, mấy tháng thì cúng được, lễ vật cúng gồm những gì…hãy cùng newptcsitedaily.com tìm hiểu qua bài Văn khấn cúng mụ bà trước sinh sau đây nhé


Loading...

Mục Lục


+ Có nên cúng mụ trước khi sinh?

Ngày “đôm lẻ” là ngày cúng các vị thần sản dục, làm chức năng “mẹ sanh” như Kim Huê Thánh mẫu, Ba Đức thầy và mười hai bà mụ. Ngày này cầu mong các thần sản dục các mẹ sanh mẹ độ gìn giữ thai nhi trong bụng được khỏe mạnh bình an, phát triển đầy đủ để khi sinh nở được mẹ tròn con vuông.

*

Người ta tin rằng những đứa trẻ khi được sinh ra và lớn lến đều nhờ vào sự phù hộ, quan tâm, chăm sóc của các tiên nương, hay dân gian vẫn gọi là bà Mụ. Vì vậy, để cầu phúc đến cho đứa bé, mà phong tục lễ cúng Mụ được hình thành, phong tục truyền thống này đã in sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam chúng ta, lâu dần trở thành tín ngưỡng đặc trưng. Trong rất nhiều lễ cúng Mụ, trong đó có tục lệ cúng bà Mụ trước khi sinh hay người ta vẫn còn gọi là lễ cúng Đơm Lẻ.

+ Cúng mụ bà trước khi sinh là những ai?

*

Mụ bà tên Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ cho đứa trẻ, cầu cho đứa trẻ chào đời bình an.Mụ bà tên Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén trong quá trình mang thai để người mẹ không quá mệt mỏi về thể xác trong giai đoạn đầu của thai kì.Mụ bà tên Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai vì đứa con là tinh hoa của cha mẹ nhưng Mụ bà Cửu Nương cũng góp phần bảo vệ hài nhi đó.Mụ bà tên Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.Tiếp theo là Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai, để đứa bé khi sinh ra có đủ đầy tứ chi, thân thể bình an khỏe mạnh.Mụ bà thứ 7 là Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ, chuyển sanh dễ dàng.Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy bình an nhanh chóng.Mụ bà thứ 9 Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ tức dưỡng sanh.Mụ bà thứ 10 Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh dân gian gọi là bảo tống.Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ, tống tử bảo vệ suốt quá trình phát triển của em bé.Mụ bà thứ 12 Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ.Mụ bà cuối cùng thứ 13 Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Lễ cúng mụ thường được tổ chức vào các thời điểm bé được sinh 3 ngày – 1 tháng – 100 ngày ( hay còn gọi là lễ đầy cử 3 tháng 10 ngày) và lễ đầy năm (thôi nôi).

+ Khi nào – mấy tháng thì mẹ bầu có thể cúng đôm lẻ?

Khi bà mẹ mang bầu được 3 tháng trở lên, các gia đình thường làm lễ cúng Mụ (hay còn gọi là cúng Đôm lẻ) để tạ ơn và cầu mong cho thai nhi được khỏe mạnh, đến ngày sinh nở được mẹ tròn con vuông.

*

Cúng Đôm lẻ gần như là một tục không thể thiếu mang ý nghĩa cầu phúc và cầu bình an cho người mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Vì hành trình vượt cạn luôn đầy khó khăn đau đớn nên tục Cúng Đôm lẻ một phần tạo được lòng tin và gửi gắm mong mỏi được bề trên giúp đỡ độ trì cho mẹ con bình an trong quá trình sinh nở.

Theo phong tục tập quán của người Việt, khi đứa trẻ ra đời khi đứa trẻ ra đời được một tháng thì phải làm lễ đầy tháng, để tạ ơn bà Mụ, mong bà ban cho đứa trẻ mọi điều tốt lành, xin phép bà Mụ đặt tên cho bé khi bé đầy một tuổi, còn gọi là lễ thôi nôi.

Xem thêm: 10 Nữ Diễn Viên Hàn Quốc Đẹp Nhất Tháng 6 Theo Bình Chọn Của Người Hâm Mộ

+ Mâm lễ cúng mụ bà trước sinh gồm những gì?

*

Xôi gấc: 7 nắm nếu là bé trai, 9 nắm nếu là bé gái.Cua bể: 7 con nếu là bé trai, 9 con nếu là bé gái (có thể thay cua bể bằng cua thường).Trứng gà nhuộm đỏ luộc: 7 quả nếu là bé trai, 9 quả nếu là bé gái.Các lễ vật chuẩn bị theo quy tắc nam thất nữ cửu.Hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, tiền vàng bạc, trầu cau,Nến tùy tâm Tất cả được bày trên mâm kê cao cúng Mụ.

+ Bài văn khấn cúng mụ trước khi sinh